English
  • asda

Dự báo giá xăng dầu có thể tăng sau quyết định giảm sản lượng của OPEC

Việc cắt giảm sản lượng của các quốc gia này sẽ khiến giá dầu thế giới thời gian tới có xu hướng tăng.


Việc cắt giảm sản lượng của các quốc gia này sẽ khiến giá dầu thế giới thời gian tới có xu hướng tăng. Ảnh: TTXVN phát

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, bao gồm cả Nga, mới đây đã tuyên bố cắt giảm sản lượng. Nhiều ý kiến nhận định, động thái này có thể sẽ làm tăng giá dầu trên toàn cầu do thiếu hụt nguồn cung, từ đó tác động đến giá xăng trong nước.

Theo chia sẻ từ chuyên gia Vũ Vinh Phú, việc cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ sẽ khiến giá dầu thế giới thời gian tới có xu hướng tăng, bởi sản lượng giảm đi. Điều này có thể tác động đến giá xăng dầu trong nước thời gian tới tiếp tục tăng.

Việt Nam đang thực hiện bình ổn giá theo quỹ bình ổn, chi trước dùng sau nên tác dụng của việc bình ổn giá với vấn đề này có thể không nhiều. Để giảm tác động của những biến động trên thị trường thế giới này, về lâu dài, Việt Nam cần chuyển từ bình ổn giá sang nâng cao dự trữ xăng dầu quốc gia. Hiện nay, Quỹ bình ổn xăng dầu dù có hiệu quả tương đối tốt, song nếu giá xăng dầu lên cao quá, quỹ bình ổn giá không có nhiều tác dụng. Trong khi đó, nếu có được nguồn dự trữ xăng dầu từ 3 – 6 tháng thì sẽ có được công cụ điều tiết thị trường tốt hơn khi có biến động mạnh.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, suy thoái toàn cầu tăng lên sẽ tác động đến nhiều doanh nghiệp, ngành hàng Việt Nam khi các đơn hàng sụt giảm trong thời gian tới.
Theo đại diện Hiệp hội Các doanh nghiệp cơ khí, suy thoái từ cuối năm trước đã khiến nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng. Dự kiến đến quý II năm nay mới có thể phục hồi. Có thể việc giảm sản lượng dầu sẽ không tác động trực tiếp và ngay lập tức tới ngành cơ khí, chế tạo nhưng việc đơn hàng kém là có thể dự báo trước…
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá năng lượng leo thang trở lại sẽ gây áp lực lên các ngân hàng trên thế giới trong việc điều hành các chính sách tiền tệ. Công cụ theo dõi cho thấy kịch bản Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 5 đang áp đảo so với kịch bản giữ nguyên.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản nếu tình trạng lạm phát không bớt nóng. Nền kinh tế trên toàn cầu vốn đang tăng trưởng chậm lại, thì nay nguy cơ suy thoái lại tăng lên. Tại Mỹ, áp lực từ các đợt tăng lãi suất của Fed khiến hoạt động sản xuất trong tháng 3 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm do số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm.

Sáng nay (giờ Việt Nam), giá dầu WTI tăng 0,17 USD/thùng, tương đương 0,21%, lên mức 80,59 USD/thùng; Brent tăng 0,14 USD/thùng, tương đương 0,16%, lên mức 85,07 USD/thùng.

Kết thúc phiên 3/4, giá dầu thô WTI tăng 6,28% lên 80,42 USD/thùng, Brent tăng 6,31% lên 84,93 USD/thùng.

Giá dầu bắt đầu tăng sau khi OPEC+ cam kết sẽ nâng tổng khối lượng cắt giảm kể từ tháng 11 lên 3,66 triệu thùng/ngày, bao gồm cả việc cắt giảm 2 triệu thùng vào tháng 10 năm ngoái, tương đương khoảng 3,7% nhu cầu toàn cầu. Động thái này khiến cho những lo ngại về nguồn cung gia tăng./.

https://bnews.vn/

Copyright © 2018 PVOIL. All right reserved. Designed by Cánh Cam.

TOP